Từ Designer đến Product Manager
Designers to Product Managers
Những người không có kinh nghiệm có thể nghĩ rằng Design chỉ là về cách mọi thứ trông như thế nào. Nhưng đối với bất kỳ ai muốn thành công trong ngành công nghiệp này, họ hoàn toàn nhận thức được rằng nó còn hàm ý nhiều hơn thế.
Nhưng nói đến người Product Manager, trải nghiệm người dùng mới là vấn đề quan trọng nhất. Thật vậy, người ta thường nói rằng PM là người mang tiếng nói của người dùng. Vì thế có hẳn một ngành nhỏ bao gồm các mẹo và thủ thuật về xây dựng hành trình của người dùng (user journeys), hiểu tâm lý của họ, xây dựng sự đồng cảm.
Các nhà thiết kế có sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật sáng tạo và năng lực kỹ thuật, đây là 2 yếu tố khiến họ trở thành những ứng cử viên hoàn hảo cho vị trí Product Manager.
Rất có thể, nếu bạn là một designer tại một công ty vừa hoặc nhỏ, bạn đã từng làm một số việc này: thiết kế các bản vẽ thử nghiệm, giới thiệu số liệu tìm hiểu về người dùng,… có vẻ là một vài thứ khá liên quan. Nhiều người quản lý UX cảm thấy khó phân biệt nhiệm vụ của họ với Product Manager. Điều này là do vai trò này liên quan đến việc nghiên cứu để hiểu được nỗi đau và sở thích của khách hàng, lặp đi lặp lại,… Nhưng cũng có một số khác biệt!
Các PM cần có một cái nhìn sâu sắc hơn về mọi thứ, đó là: liệu họ có thể thực hiện được điều này không, đó là: không giới hạn bản thân họ đối với người dùng,… Điều này cũng có nghĩa là bạn đang thu thập dữ liệu từ tất cả các bộ phận của doanh nghiệp: bạn liên hệ chặt chẽ với các nhóm ở cả hai đầu của funnel. Trông khi các designer có thể quá phụ thuộc vào quan điểm của người dùng.
Có một ví dụ cụ thể về sai lầm mà đa số đã mắc phải khi bắt đầu làm việc nhóm trong một công ty. Họ đã trình bày bài thuyết trình của mình bằng cách nói thông thường của “designer” trong cuộc họp. Thay vào đó, bản chất của Product Manager là nói và học ngôn ngữ của các đồng nghiệp khác.
Có khả năng là nghiên cứu thiết kế của bạn sẽ buộc bạn phải ngồi xuống với các nhóm khác nhau. Bắt đầu bằng cách học những gì họ làm. Có bất kỳ nhiệm vụ bổ sung nào bạn có thể hoàn thành, có trường hợp nhóm lập trình nhìn thấy ở bạn là một người hòa giải đáng tin cậy, cứ tiếp tục làm nó! vì như thế bạn đã trở thành Product Manager một cách không chính thức! Đây được gọi là xây dựng ảnh hưởng, và nó là điều cơ bản của mọi Product Manager.
Bạn có đủ may mắn để chia sẻ không gian với Product Manager tại công ty của bạn không? Học tập như kiểu là bạn là cái bóng của họ! Hãy thể hiện rằng bạn đang muốn học hỏi, hỏi han về các kỹ năng, khóa học… bất cứ điều gì có thể giúp bạn bổ sung những lỗ hổng của mình. Như mọi khi, hãy lưu ý rằng: trở thành một PM là chấp nhận một thách thức không phải ai cũng có thể xử lý!