Blog.

Chuyển đổi nghề nghiệp: Product Manager

Cover Image for Chuyển đổi nghề nghiệp: Product Manager
Tabteam
Tabteam

Hãy nghĩ lại sự nghiệp của bạn, suy nghĩ về thời gian trước đây, bây giờ vạch ra tương lai của bạn. Nếu suy nghĩ một thoáng qua thì có thể bạn không quan tâm đến làm Product Manager. Nhưng chỉ cần suy ngẫm về kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn và của những người đồng nghiệp xung quanh. Liệu rằng có một mẫu số chung? Chắc chắn, bạn đã nhận thấy rằng sự nghiệp của bạn luôn thay đổi. Bất kỳ chuyên gia nào bắt đầu làm việc trong mấy mươi năm qua đều nhận thức được điều này. Cứ sau vài năm (đối với một số người, đôi khi chỉ là vài tháng), có thể chuyển đổi công ty, đôi khi thậm chí chuyển đổi chức năng, phòng ban hoặc nghề nghiệp.

Tất nhiên, “công nghệ” là lý do: chúng ta ngày càng kết nối với nhau dễ dàng hơn thông qua mạng xã hội, công nghệ nhanh chóng khiến một số nghề nghiệp trở nên lỗi thời và những nghề khác đầy hứa hẹn.
Nhận thấy rằng bạn sẽ phải chuyển đổi vào một thời điểm nào đó, cách tốt nhất của bạn là chọn một con đường có thể thích ứng, Quản lý sản phẩm là một trong những ngành linh hoạt nhất hiện có. Điều này là do các kỹ năng cốt lõi của nó (chuyên môn kỹ thuật, quản lý các bên liên quan, kiến thức về thương mại) hoàn toàn có thể chuyển giao được sang các ngành khác.

Trong thế giới kỹ thuật số, tinh thần cởi mở để thay đổi là tất cả. Hãy chấp nhận điều này, và bạn sẽ bắt đầu con đường của người Product Manager với tâm thế đúng đắn. Ghi nhớ những suy nghĩ này để thúc đẩy bạn đi đúng hướng.
Bạn muốn ở đâu trong vài năm tới? Hãy thực tế và chính xác. Ví dụ như trở thành một người làm Product có uy tín trong lĩnh vực FinTech sẽ là một điều tốt. Nếu bạn coi mình là một sản phẩm, với nhiều tính năng và dịch vụ khác nhau, bạn sẽ dễ dàng xác định được những “khoảng trống” có thể bổ sung.
Việc đào tạo để lấp đầy những “khoảng trống” này sẽ đưa bạn đến gần hơn với lĩnh vực sản phẩm. Nhưng đừng bao giờ chấp nhận ít hơn những gì bạn mong đợi. Bạn nên làm việc trên các sản phẩm mà bạn hứng thú! Một số kỹ thuật quản lý sản phẩm, chẳng hạn như lập roadmap, có thể hỗ trợ bạn trong nỗ lực của mình. Tất nhiên, việc lập KPI cho mục tiêu của bạn có thể là phóng đại không cần thiết, nhưng sẽ rất hữu ích khi xác định các bước học tập của bạn trên một trang giấy cụ thể.

Việc tạo lập một hồ sơ công khai trên mạng xã hội không phải là điều bắt buộc. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu làm việc, nó có thể giúp ích cho bạn rất nhiều. Một số công cụ truyền thông xã hội đặc biệt hữu ích: blog (Wordpress), các bài báo dài (Medium), podcasts… Hãy nhớ rằng, các người làm Product Manager là những người giao tiếp nhạy bén. Sự tương tác liên tục của bạn với các cộng đồng sản phẩm, sẽ giúp bạn “học ngôn ngữ” của các công ty bạn yêu thích. Ai biết được: bạn thậm chí có thể gặp một nhà tuyển dụng ngay tại đó!

Product Manager xuất hiện để hoàn thành một lỗ hổng rất thực tế của doanh nghiệp. Trong một thế giới kỹ thuật số, để tăng khả năng cạnh tranh và giảm chi phí, bạn cần ai đó thông thạo về mặt thương mại trong nhóm của bạn. Một người làm nhiệm vụ đại diện tiếng nói của người dùng nhưng hiểu được những hạn chế của các Engineers, Designers và đội ngũ Marketing. Chính từ những lí do này mà nhiều Product Manager đã xuất hiện. Nhưng nó không phải là một con đường trực tiếp như nhiều người lầm tưởng. Trên thực tế, hãy chú ý đến lời khuyên này để tránh những cạm bẫy phổ biến cản trở bạn vượt qua các quá trình lựa chọn.

Tóm lại, việc chọn Product Manager là nghề nghiệp tương lai là vô cùng linh hoạt, bạn sẽ có thể tìm hiểu một vài việc chuyển đổi từ những nghề nghiệp khác thành Product Manager qua những bài viết tiếp theo trên Tabbook.

Comments:


    More Stories